Awareness - Nhận biết trong CJM - Bản đồ hành trình khách hàng
Sự thật | Các doanh nghiệp đều biết điểm đến đầu tiên của khách hàng trên Hành trình trải nghiệm khách hàng là Awareness - Nhận biết. ServiSense gọi đó là “điểm chạm đầu tiên”.
Trong thời đại này, khách hàng không cần phải thấy cửa hàng, showroom,.. để biết tới sự tồn tại của bạn. Mà điều đó dễ dàng hơn nhiều khi hình ảnh của bạn thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của họ qua mạng xã hội như Facebook, Instagram,… và website.
Vậy mà các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chăm chút đến trải nghiệm khách hàng trên không gian số cả về cảm quan thị giác hay khả năng tương tác với khách hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hiệu quả nhận diện thương hiệu, chiếm được tình yêu và xây dựng lòng tin của khách hàng trên một hành trình dài.
Do đó, ServiSense sẽ cho bạn thấy 3 lý do khiến đầu tư vào trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Tạo ấn tượng ban đầu tốt
Trải nghiệm số sẽ thay bạn tiếp đón khách hàng, thậm chí còn trước cả lúc bạn biết tới họ. Vì vậy việc đem đến một trải nghiệm số tốt quan trọng không kém việc bạn sở hữu và đào tạo một đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
2. Tạo dựng niềm tin
Thứ mà khi đã đánh mất thì khó có thể lấy lại được. Khác với khách hàng B2C, khách hàng B2B cẩn trọng hơn nhiều khi đưa ra quyết định của mình vì họ phải hướng tới nhu cầu và hiệu quả của cả một doanh nghiệp. Do đó, họ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng nơi để họ đặt niềm tin và hợp tác. Vì vậy, một website tốt, một trang Facebook chuyên nghiệp… sẽ là công cụ trong quá trình tạo dựng niềm tin của họ.
3. Tối ưu trải nghiệm khách hàng xuyên suốt
Đối với một website - kênh thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên nền tảng số, việc dẫn dắt, điều hướng người dùng nhằm đạt được đúng mục đích của doanh nghiệp là điều quan trọng nhất. Nó có thể là công cụ giúp chuyển đổi mua hàng, chuyển đổi liên hệ sử dụng dịch vụ.
So với việc vận hành các kênh vật lý truyền thống cồng kềnh và hạn chế trong thời gian “ghé thăm” của khách, website sẽ đóng vai trò tối ưu những hành động của khách hàng. Nhằm đạt được mục đích đó, việc tối ưu hóa xây dựng giao diện, UI/UX và các tính năng hỗ trợ sẽ giúp người dùng đạt được mục đích của họ khi ghé thăm website một cách nhanh chóng và dễ dàng. Song song với đó, doanh nghiệp cũng đạt được mục đích của mình.
Comments are closed.